# Kiến Thức # Wordpress

Child Theme là gì? Bạn có cần sử dụng nó không?

Nếu đã là dev, coder về mã nguồn Wordpress thì hẳn là bạn phải biết tới child theme và cũng không phải ai đó cũng hiểu ngọn ngành về child theme. Mình sẽ biên lại một số kiến thức về child theme mà mình biết tại bài viết này.

Child theme là gì?
Child Theme

Nào Lets Go!!!

Chúng ta cùng đến với định nghĩa của wordpress về child theme nhé:

What is a Child Theme? 
What is a Child Theme?

As indicated in the overview, a child theme inherits the look and feel of the parent theme and all of its functions, but can be used to make modifications to any part of the theme. In this way, customizations are kept separate from the parent theme’s files. Using a child theme lets you upgrade the parent theme without affecting the customizations you’ve made to your site.
Child themes:
  • make your modifications portable and replicable;
  • keep customization separate from parent theme functions;
  • allow parent themes to be updated without destroying your modifications;
  • allow you to take advantage of the effort and testing put into parent theme;
  • save on development time since you are not recreating the wheel; and
  • are a great way to start learning about theme development.
 Các bạn có thể hiểu child theme như sau: Đầu tiên nó cũng là một theme wordpress được kế thừa các yếu tố thiết kế, chức năng từ một theme khác hay gọi là Parent theme(theme gốc).

Ví dụ cụ thể cho các bạn dễ hình dung nhé: Hùng có một theme wordpress mang tên HUNGKIMAM Version 1.0 chẳng hạn, trong theme đó Hùng đã code CSS, Function, HTML, JS,...vân vân và vân vân sau đó ai đó thích và mua lại cái theme wordpress đó của Hùng và bạn ấy muốn tùy chỉnh lại theme đó theo ý thích của mình. Bạn đó có thể sửa đổi theme HUNGKIMAM để đáp ứng nhu cầu của mình, nhưng theme của Hùng thường xuyên được cập nhật Version để tương thích với nhu cầu người dùng như việc thêm hoặc bớt những phần code, điều chỉnh lại một số layout để tối ưu giao diện, Fix lại một số bug bảo mật, bug code trong quá trình sử dụng phát hiện ra...

Nếu bạn đó tùy chỉnh chủ đề của mình, sau đó cập nhật nó để có Version mới nhất, rất có thể tất cả các thay đổi của bạn đó sẽ bị mất, và khi ra trang chủ load lại thì Ối giời ơi sao giao diện nó bung bét như một mớ hỗn độn thế này - lại mất thời gian ngồi chỉnh lại, có nhiều cái còn không chỉnh lại được theo ý mình luôn.

Để tránh tình trạng cập nhật Version mới của theme mua lại bị phá vỡ cấu trúc trang web, hay sẽ bị mất tất cả các tùy chỉnh của theme trước đó bạn đã mò mẫm tự làm thì Child Theme sinh ra để khắc phục việc đó cho bạn. Bạn tạo child theme để tùy chỉnh theo ý mình trên theme gốc, update version mới nhất của theme gốc không sợ bị mất các tùy chỉnh trước đó.

Khi nào bạn cần child theme?

Không phải lúc nào bạn cũng cần đến child theme, tùy thuộc vào cách bạn tùy chỉnh theme hoặc bạn muốn thay đổi nền tảng code của mình như việc:
  • Chỉnh sửa Css stylesheet
  • Chỉnh sửa lại code PHP một vài phần nào đó
  • Chỉnh sửa lại file Function.php trong theme
  • Chỉnh sửa lại file Javascript, hình ảnh trong kho 
Thì bạn nên tạo một child theme để đảm bảo những gì bạn làm từ trước tới lúc chỉnh sửa lại được đảm bảo an toàn không bị vỡ bung bét website.

Còn lại các thay đổi của bạn đã có ô chọn / thay đổi giá trị thông qua bảng điều chỉnh của Wordpress rồi thì không cần phải có child theme (Hầu hết các theme đẹp, nhiều người sử dụng cho mục đích riêng của mình là sản phẩm của các bạn làm theme mẫu trên Themeforest chúng ta mua về để sử dụng nhưng vẫn update version mới nên cần tạo child theme)

Cách tạo child theme

- Tạo thư mục chủ đề con
Đầu tiên, tạo một thư mục mới trong thư mục chủ đề của bạn, nằm ở wp-content/themes.
Thư mục cần một cái tên. Thường thì sẽ lấy luôn tên của theme gốc và thêm -child vào cuối. Ví dụ: nếu bạn đang tạo một chủ đề con twentyfifteen, thì thư mục sẽ được đặt tên twentyfifteen-child.

- Tạo file stylesheet: style.css 
Tiếp theo, bạn sẽ cần tạo tệp có tên style.css trong thư mục twentyfifteen-child, tệp này sẽ chứa tất cả các quy tắc và khai báo CSS kiểm soát giao diện của chủ đề của bạn. File Style.css của bạn phải chứa nhận xét tiêu đề được yêu cầu bên dưới ở đầu file. Điều này cho WordPress biết thông tin cơ bản về theme, kiểu khai báo tao là con của thằng theme gốc

/*

Theme Name: Twenty Fifteen Child
Theme URI: http://example.com/twenty-fifteen-child/
Description: Twenty Fifteen Child Theme
Author: John Doe
Author URI: http://example.com
Template: twentyfifteen
Version: 1.0.0
License: GNU General Public License v2 or later
License URI: http://www.gnu.org/licenses/gpl-2.0.html
Tags: light, dark, two-columns, right-sidebar, responsive-layout, accessibility-ready
Text Domain: twenty-fifteen-child

*/

Các thông tin sau là bắt buộc:
Theme Name - cần phải là duy nhất cho theme của bạn
Template - tên của thư mục theme gốc. Ví dụ trên theme chính là twentyfifteen, thì Template: sẽ là twentyfifteen. Vì rất có thể bạn đang làm việc với một theme khác, do đó điều chỉnh cho phù hợp.

Thêm thông tin còn lại nếu có. 

Và cùng folder twentyfifteen-child đó bạn tạo thêm một file có tên: functions.php để viết các hàm mà bạn muốn thay đổi theme sau này

Cuối cùng là kích hoạt theme: Bạn đăng nhập vào màn hình admin của wordpress chọn Giao diện > Chủ đề sẽ xuất hiện child theme bạn vừa tạo, bạn chỉ cần nhấp vào chọn và Save lại là xong.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét